Tối ngày 04/10/2024, tại xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình Biểu diễn Nghệ thuật trình diễn dân gian, ngữ văn dân gian dân tộc Cống tại huyện Mường Tè, năm 2024. Chương trình nằm trong dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình  mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Chương trình cũng là dịp để các nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ quần chúng dân tộc Cống được biểu diễn, thể hiện những lời ca, tiếng hát, điệu múa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc.

Tới dự chương trình có đồng chí Vương Vĩ Thọ, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh; đồng chí Giàng A Lình, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mường Tè; đồng chí Trịnh Đình Vụ, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Khao.

Vương Vĩ Thọ, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh phát biểu tại Chương trình.

Dân tộc Cống là một trong những dân tộc có dân số ít nhất của nước ta, đứng thứ 48 trên tổng số 54 dân tộc của cả nước. Ở Lai Châu, người Cống có gần 1.600 người, cư trú thành 6 bản thuộc hai huyện Mường Tè và Nậm Nhùn.

Thực hiện Dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức các lớp truyền dạy, các chương trình phục dựng văn nghệ, lễ hội, nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Cống thu hút nhiều người tham gia. Đến nay, nhiều nét đẹp trong văn hóa dân gian dân tộc Cống đã dần được khôi phục.

Trích đoạn nghi lễ Tết ngô của người Cống do nghệ nhân Chang Văn San cùng tập thể diễn viên trình diễn.

Phát biểu tại Chương trình, đồng chí Vương Vĩ Thọ, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh khẳng định: “Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy người Cống vẫn luôn có một lòng tự hào dân tộc, một tình yêu sâu sắc dành cho văn hóa truyền thống của dân tộc, và chỉ cần được khơi dậy, văn hóa dân tộc Cống sẽ sống dậy mạnh mẽ và phát triển song hành cùng đời sống kinh tế - xã hội của người Cống trong thời đại mới”.

Tại chương trình, đội văn nghệ dân tộc Cống bản Láng Phiếu và đội văn nghệ trường PTDTNT Tiểu học – Trung học Cơ sở Nậm Khao đã thể hiện 13 tiết mục trình diễn dân gian, ngữ văn dân gian đặc sắc của người dân tộc Cống như: trích đoạn nghi lễ Tết ngô, múa tăng bu, tăng bẳng, múa Pê lêm gian, hát dân ca “Á pieng chá cồ”, “Long làn ơi”, “Khuê nùng lê”, “Con gà gáy”, kể chuyện cội nguồn dân tộc Cống…

Chương trình biểu diễn được kỳ vọng sẽ là mở màn cho phong trào sinh hoạt văn học, nghệ thuật dân gian dân tộc Cống phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Một số hình ảnh tại Chương trình:

Tiết mục múa "Tra hạt".
Nghệ nhân Chang Văn San kể chuyện cội nguồn người Cống.
Tiết mục múa "Vót chông", đệm đàn: nghệ nhân Sánh Thị Nhân.
Tiết mục hát dân ca Cống: Liên khúc “Á pieng chá cồ”, “Long làn ơi”, “Khuê nùng lê” (Ngày mùa đói kém, Hái rau cùng bạn, Chặt gỗ đóng thuyền).
Tiết mục hát dân ca "Gà gáy le te" của đội văn nghệ trường PTDTNTTH-THCS Nậm Khao.
Tiết mục múa "Pê lêm gian".
Tiết mục hát dân ca Cống “À xi thắm tắng” (Chị dặn em) của nghệ nhân Lý Thị Gióng.
Tiết mục múa "Nhịp đập ngày mùa".
Tiết mục hát dân ca “Bác Hồ ạ cà ê” (Này vui nhớ Bác).
Tiết mục múa “Tiếng rừng”.
Trang phục dân tộc Cống do tập thể nghệ nhân, diễn viên trình diễn.
Tiết mục múa xòe Cống.

Vàng Ly

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thăm dò ý kiến
làm sao để có một bức ảnh đẹp
Thống kê truy cập
Hôm nay : 129
Hôm qua : 225