Đa dạng sáng tạo về phương pháp, sát thực cụ thể trong từng nội dung và phù hợp với bản sắc của từng tộc người nên phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa “TD ĐKXD ĐSVH” ở tỉnh Lai Châu đã thực sự trở thành phong trào xã hội rộng lớn thu hút mọi tầng lớp nhân dân và đồng bào các dân tộc tham gia triển khai thực hiện trên tinh thần tự nguyện tự giác, chính vì vậy phong trào được ví như luồng gió mới trở thành nơi hội tụ và toả sáng tình đoàn kết các dân tộc Lai Châu.

     Những cách làm sáng tạo, sát thực tế...

    Cùng với triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung liên quan đến phong trào do trung ương phát động thì Ban chỉ đạo phong trào “TD ĐKXD ĐSVH” tỉnh Lai Châu còn ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hoá, đồng thời đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh, trong đó tiêu biểu phải kể đến Hướng dẫn số 23/HD-BCĐ của Trưởng BCĐ phong trào “TD ĐKXD ĐSVH” tỉnh Lai Châu về triển khai thực hiện phong trào “TD ĐKXD ĐSVH” với đầy đủ các  nội dung về xây dựng gia đình văn hoá, bản văn hoá, xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới, phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị… hay Quyết định số 15 của UBND tỉnh Lai Châu quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Lai Châu...

     Bên cạnh đó các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo cấp tỉnh đều có những cách làm sáng tạo gắn với chức năng nhiệm vụ, trong đó tiêu biểu phải kể đến: Mặt trận tổ quốc tỉnh với phong trào xây dựng gia đình văn hoá, bản văn hoá; Hội Phụ nữ tỉnh với phong trào 5 không 3 sạch; Báo Lai Châu, Đài Phát thanh truyền hình với việc tăng cường phán ảnh những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện phong trào... Đặc biệt Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cơ quan Thường trực BCĐ cấp tỉnh thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền miệng, câu chuyện thông tin, biểu diễn nghệ thuật hay xây dựng Đội văn nghệ ở các xã, bản, hướng dẫn tổ chức hoạt động Nhà văn hoá...

     Cùng với đó BCĐ phong trào các huyện thành phố và các xã, phường, thị trấn cũng có nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa bàn như: huyện Tam Đường gắn phong trào “TD ĐKXD ĐSVH” với xây dựng nông thôn mới, xây dựng bản văn hoá du lịch cộng đồng; thành phố Lai Châu gắn việc triển khai thực hiện xây dựng gia đình văn hoá, bản, tổ dân phố văn hoá với xây dựng tuyến phố văn minh; huyện Mường Tè, Phong Thổ gắn với công tác bản tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc.

Những điệu múa cổ của dân tộc Si La vẫn được huyện Mường Tè bảo tồn, phát huy thông qua thông qua các hội diễn nghệ thuật quần chúng

     ...tình đoàn kết các dân tộc được hội tụ...

    Anh Trần Đức Hiển – Phó Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ phong trào “TD ĐKXD ĐSVH” huyện Mường Tè chia sẻ: “cùng với thường xuyên triển khai sâu rộng và cụ thể hoá đến đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện các tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá, bản văn hoá, tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao tạ lễ hội ném còn 3 nước “Việt - Trung - Lào” để quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hoá các dân tộc huyện Mường Tè nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung thì huyện Mường Tè chúng tôi còn thường xuyên quan tâm đến công tác bảo tồn các lễ hội truyền thống cũng như những bài hát, điệu múa của đồng bào các dân tộc như: “Tết mùa mưa” của dân tộc Hà Nhì, “lễ hội Mừng cơm mới” của dân tộc Si La, “Tết ngô” của dân tộc Côống...

     Từ thực tiễn triển khai phong trào cho thấy các hộ gia đình, bản, khu phố đã thường xuyên quan tâm, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong chăn nuôi phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo, đóng góp tiền, ngày công lao động để xây dựng nhà văn hoá, sân thể thao, đường giao thông nội bản, nội đồng, xây dựng nông thôn mới; xây dựng và duy trì việc tổ chức hoạt động của các Câu lạc bộ, Đội văn nghệ. Đến nay toàn tỉnh hiện có 31% số xã, 29% số bản có nhà văn hoá, 73 nhà tập luyện thể thao; 216 sân tập thể thao, sân cầu lông ngoài trời và các khu thể thao vui chơi giải trí khác, 248 câu lạc bộ thể thao cơ sở, 97.436 người luyện tập thể thao thường xuyên. “Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2005 - 2015 tỉnh Lai Châu đã vận động được 32.869 tỷ đồng cho quỹ vì người nghèo, 2,455 tỷ đồng cho quỹ đền ơn, đáp nghĩa, gần 9 tỷ đồng cho quỹ khuyến học, hỗ trợ xây dựng được 4.169 nhà đại đoàn kết, 343 nhà tình nghĩa; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân giảm 5%/năm; duy trì được 31 xã phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy”. Ông Sìn Văn Sủ - Phó Chủ tịch UB MTTQ tỉnh chia sẻ.

... và toả sáng những bông hoa ngàn việc tốt.

     Từ những cách làm sáng tạo hiệu quả của BCĐ phong trào các cấp đến Bạn vận động ở các bản, khu phố nên đã có nhiều tấm gương điển hình tiên tiến được vinh danh tại các hội nghị của tỉnh, trung ương tổ chức trong thời gian qua. Nếu như Bản Mé Gióng, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè với 100% là đồng bào dân tộc Hà nhì thường xuyên quan tâm chăm lo phát triển kinh tế, xây dựng động văn nghệ, giữ gìn đường giao thông nội bản luôn sạch đẹp, thực hiện đổ rác thải đổ đúng nơi quy định; 100% các gia đình chấp hành tốt quy định của pháp luật, quy ước của bản, không có người mắc tệ nạn xã hội, 9 năm liên tục bản giữ vững danh hiệu bản văn hóa, năm 2016 được UBND tỉnh Lai Châu tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện phong trào xây dựng bản văn hoá, thì bản Nậm Đoong, xã Pú Đao, huyện Nậm Nhùn với 100% người dân trong bản đều là dân tộc Mông lại xây dựng quy ước và triển khai thực hiện đến từng người dân, từng hộ gia đình trong bản với quy định cụ thể, tất cả mọi người dân phải có nghĩa vụ chấp hành nghiêm mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, không nghe kẻ xấu tuyên truyền thì bản quy ước cũng đã cụ thể hoá một số nội dung như: gia đình có con bỏ học, có đám tang để lâu ngày trong nhà, để xảy ra tình trạng bạo lực gia đình... thì sẽ có những hình phạt cụ thể. Nhờ đó năm 2015 bản vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tặng Bằng khen về những thành tích xuất sắc trong phong trào nhân dân các dân tộc Lai Châu chung sức xây dựng nông thôn mới.

     Hay như gia đình Ông Tráng A Dua bản Hô Pù, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên luôn sẵn sàng giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài bản, gia đình ông thường xuyên tăng gia sản xuất chăn nuôi trâu, bò, dê... nên kinh tế ổn định với thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm; các con đều được đi học và có thành tích cao trong học tập, 13 năm liên tục gia đình được công nhận danh hiệu 'Gia đình văn hóa', năm 2015 được UBND tỉnh Lai Châu tặng Bằng khen về những thành tích xuất sắc trong xây dựng gia đình văn hoá.

     Bên cạnh đó còn rất nhiều những tấm gương điển hình ở các lĩnh vực khác nhau như: các chiến sỹ công an với công tác giữ gìn an ninh trật tự, phá án ma tuý, các chiến sỹ biên phòng ngày đêm đến bản khám bệnh, cấp thuốc vận động người dân chăn nuôi phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ đường biên mốc giới, hay anh Đồng Văn Bình chuyên viên Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Phong Thổ lại chủ động tham mưu cho lãnh đạo đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền và xây dựng những tiểu phẩm về chủ đề xây dựng nông thôn mới, không di dịch cư tự do, phòng chống ma tuý mại dâm... để tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.

 

     Đồng nhất từ trên xuống dưới, sáng tạo trong từng cách làm, phù hợp với thực tiễn của từng vùng đồng bào dân tộc nên chất lượng, hiệu quả phong trào “TD ĐKXD ĐSVH” tỉnh Lai Châu ngày càng đi vào chiều sâu chất lượng. Cho đến nay tỉnh Lai Châu có 81,1% gia đình; 65,3% bản, khu phố, tổ dân phố; 91,5% cơ quan đơn vị doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá. Và phong trào đã thực sự trở thành nơi hộ tụ và toả sáng tình đoàn kết các dân tộc, từ đó tạo nên sức mạnh vô song để bảo vệ vững chắc từng tấc đất nơi ven trời tổ quốc.

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thăm dò ý kiến
làm sao để có một bức ảnh đẹp
Thống kê truy cập
Hôm nay : 122
Hôm qua : 225