TỪ NGÀY 8 – 9/7/2025 ĐOÀN CÔNG TÁC LÀ CHUYÊN VIÊN NGHIÊN CỨU DI SẢN BIỂN QUỐC GIA HÀN QUỐC VÀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA VIỆT NAM KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC LOẠI THUYỀN, BÈ, MẢNG TRUYỀN THỐNG TẠI LAI CHÂU
TỪ NGÀY 8 – 9/7/2025 ĐOÀN CÔNG TÁC LÀ CHUYÊN VIÊN NGHIÊN CỨU DI SẢN BIỂN QUỐC GIA HÀN QUỐC VÀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA VIỆT NAM KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC LOẠI THUYỀN, BÈ, MẢNG TRUYỀN THỐNG TẠI LAI CHÂU
Từ ngày 8 – 9/7/2025, Bảo tàng tỉnh Lai Châu đã đón tiếp và làm việc với đoàn Chuyên viên nghiên cứu, Viện nghiên cứu Di sản biển quốc gia Mokpo, Hàn Quốc cùng với cán bộ Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam tại Bảo tàng tỉnh Lai Châu và xã Phong Thổ tỉnh Lai Châu

Ngày 08/7/ 2025, Đoàn chuyên gia đã có cuộc trao đổi chuyên môn và tiến hành khảo sát, đo vẽ chi tiết thuyền độc mộc và thuyền đuôi én – hai loại thuyền truyền thống lâu đời của cư dân sinh sống dọc sông Nậm Na, sông Đà đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lai Châu

Ngày 09/7/2025, Đoàn công tác đã có buổi gặp mặt, phỏng vấn và trao đổi với các nghệ nhân có tay nghề lâu năm trong chế tác thuyền truyền thống, lái thuyền độc mộc, thuyền đuôi én trên khu vực dòng sông Nậm Na và suối Nậm So thuộc địa bàn xã Phong Thổ tỉnh Lai Châu.


Chuyến đi không chỉ ghi nhận những giá trị độc đáo của nghề chế tác thuyền truyền thống tại Lai Châu mà còn mở ra cơ hội hợp tác nghiên cứu – bảo tồn giữa Việt Nam và Hàn Quốc, nhất là trong bối cảnh nhiều nghề thủ công truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một.
Thông qua chuyến công tác, làm việc tại Lai Châu, Đoàn chuyên gia đã thu thập được những nguồn tư liệu quý báu về thuyền độc mộc và thuyền đuôi én trên địa bàn tỉnh Lai Châu bổ sung vào nguồn tài liệu nghiên cứu thuyền truyền thống các dân tộc Việt Nam. Đoàn cũng bày tỏ mong muốn được tiếp tục hợp tác với tỉnh Lai Châu và Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam để xây dựng hồ sơ tư liệu, trưng bày, và thậm chí triển lãm quốc tế giới thiệu những giá trị văn hóa đặc sắc này đến bạn bè thế giới.
Ngọc Huyền