Bảo tàng tỉnh Lai Châu được thành lập theo Quyết định số 72/2004/QĐ-UB ngày 20/10/2024 UBND tỉnh Lai Châu về việc Thành lập Bảo tàng LSVH các dân tộc tỉnh Lai Châu (nay là Bảo tàng tỉnh Lai Châu). Trong suốt chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Bảo tàng tỉnh Lai Châu đã khẳng định được vị trí, vai trò tầm quan trọng trong sự nghiệp đổi mới văn hóa của tỉnh, thể hiện qua những dấu mốc lớn:

Từ khi mới thành lập: Trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống, di sản văn hóa của 20 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn. Bảo tàng tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy; củng cố, thường xuyên tăng cường công tác sưu tầm bổ sung hiện vật qua từng năm, tổ chức các hoạt động trưng bày lưu động tại các huyện vùng sâu vùng xa, khảo sát lập hồ sơ xếp hạng di tích, kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Góp phần trong việc xây dựng và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu nói riêng và cả nước nói chung.

Những năm mới thành lập nhân sự còn ít, cơ sở vật chất thiếu, trang thiết bị còn hạn chế, cùng chia sẻ những khó khăn chung của 1 tỉnh mới chia tách thành lập mới; Trải qua nhiều lần chuyển địa điểm làm việc, đến năm 2014 Bảo tàng tỉnh được tiếp nhận Nhà kho bảo quản di sản văn hóa vùng ngập lòng hồ Thủy điện Sơn La  - làm nơi làm việc tạm, là nơi lưu giữ, trưng bày và giới thiệu văn hóa các dân tộc. Nhưng với sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết của viên chức, người lao động đơn vị đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ;  Đơn vị đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cục Di sản Văn hóa; Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của tỉnh nhà.

Những năm qua Bảo tàng tỉnh đã tập trung tham mưu, thực hiện nhiệm vụ của tỉnh, của ngành trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đó là:

- Về công tác Nghiên cứu - Sưu tầm: Giai đoạn 2009 – 2015 thực hiện các dự án lớn như sưu tầm bảo vệ cấp thiết di sản văn hóa vùng ngập lòng hồ các công trình thủy điện lớn như: Thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu, Thủy điện Huội Quảng – Bản Chát; Phối hợp với Viện Khảo cổ học trong việc khai quật các di chỉ khảo cổ ven sông Đà; Tích cực phối hợp tham gia công tác tư vấn, giám sát trùng tu, tôn tạo các di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh; Từ năm 2022 đến nay thực hiện tốt công tác sưu tầm hiện vật hàng năm và thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Tính đến tháng 10/2024 hiện vật đang được lưu giữ tại Kho bảo quản đã lên đến hơn 35.000 hiện vật dùng cho công tác nghiên cứu và trưng bày phục vụ khách tham quan. Trong đó đã hình thành được 36 bộ sưu tập có giá trị của các dân tộc Lào, Lự, Giáy, Kháng, Mông, Khơ Mú, Thái, Mông, Cống, Hà Nhì, La Hủ, Si La. Tiếp nhận 754 tài liệu hiện vật do các tổ chức và cá nhân hiến tặng.

- Về công tác Trưng bày - Tuyên truyền: Năm 2017 đơn vị đã cải tạo tầng 2 của Nhà kho Lòng hồ Thủy điện Sơn La - Lai Châu làm Phòng Trưng bày Bảo tàng. Hàng năm đã đón trên 10.000 lượt khách tham quan (bao gồm: học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn tỉnh và du khách trong và ngoài nước). Hàng năm đơn vị phối hợp với các phòng giáo dục – đào tạo các huyện, thành phố tổ chức đưa di sản về với trường học, thông qua các hoạt động trưng bày chuyên đề. Bảo tàng đã tham gia trưng bày tại các sự kiện chính trị, văn hóa, du lich lớn như các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh, Tuần Du lich Lai Châu tại Hà Nội, TP.HCM; Ngày hội văn hóa dân tộc Thái, dân tộc Mông; ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Bắc; Hàng năm phối hợp với các Bảo tàng trung ương, bảo tàng chuyên ngành như Bảo tàng lịch sử quốc gia, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng phụ nữ tổ chức trưng bày các bộ ảnh chuyên đề. Đặc biệt trong các năm 2023, 2024 đơn vị đã tổ chức được 08 cuộc trưng bày chuyên đề về di sản văn hóa gắn với lễ hội, trò chơi dân gian của các dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì, SiLa, Thái, Giáy, Lự, Cống.

Khách tham quan tại phòng trưng bày Bảo tàng tỉnh

 

Khách tham quan tại phòng trưng bày Bảo tàng tỉnh

- Về công tác Kiểm kê - Bảo quản: Hiện vật tại kho cơ sở được bảo quản thường xuyên. Hàng năm thực hiện việc kiểm kê, bảo quản hiện vật, dịch sách cổ người Dao sang Tiếng Việt. Đã cập nhật được 2.500/35.000 hiện vật lên phần mềm Quản lý hiện vật giúp cho việc tra cứu, tìm hiểu được thuận lợi.

- Về hoạt động di sản: Đã thực hiện trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 05 bộ hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể  đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia; Khảo sát lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích trên địa bàn, tổng số di tích tính đến thời điểm hiện tại 31 di tích bao gồm 5 di tích cấp Quốc gia, 27 di tích cấp tỉnh; Hoàn thành 23 phim tư liệu lễ hội, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian, phong tục tập quán, nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Mông, Dao, Thái, Hà Nhì, Giáy, Lào, Kháng, Khơ Mú; Tổ chức 01 lớp truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể nội dung và nghệ thuật diễn xướng dân gian Xa Nhà Ca” dân tộc Hà Nhì tại huyện Mường Tè.

Bảo tàng tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề về di sản văn hóa gắn với lễ hội, trò chơi dân gian của các dân tộc tại các sự kiện Văn hóa của địa phương

Về đào tạo nguồn nhân lực:  Hàng năm đơn vị đã thực hiện rà soát cử đi đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, lý luận chính trị; chủ động cử viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn, hội thảo do Cục di sản văn hóa, Viện Văn hóa – Thông tin, Viện Khảo cổ học VN tổ chức; Tăng cường trao đổi thông tin - nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm với các bảo tàng ở Trung ương và địa phương như: Bảo tàng lịch sử quốc gia; Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam các như Bảo tàng cấp tỉnh tại các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh….

Công tác truyền thông cũng được đẩy mạnh: phối hợp cung cấp các thông tin, hình ảnh về di sản văn hóa cho các cơ quan báo chí, phát thanh – truyền hình ở trưng ương và địa phương; góp phần quảng bá hình ảnh thiên nhiên, di sản văn hóa và con người Lai Châu đến với du khách trong nước và  bạn bè quốc tế.

Những kết quả đạt được trong 20 năm qua được tạo dựng từ tinh thần đoàn kết, tận tâm, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo đơn vị, các đồng chí phụ trách các tổ, phòng chuyên môn, sự nỗ lực phấn đấu, không ngừng vượt qua khó khăn, sự đóng góp của nhiều thế hệ viên chức, người lao động trong toàn đơn vị. Nhờ có công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy; Ban Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nhìn lại chặng đường 20 năm hình thành và phát triển, Bảo tàng tỉnh Lai Châu luôn tự hào về những gì đã làm được, góp phần trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa tỉnh nhà.

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thăm dò ý kiến
làm sao để có một bức ảnh đẹp
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2
Hôm qua : 177