Trong khuôn khổ Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 64 năm 2023, chiều ngày 25/3/2023, các Hoa hậu, Á hậu Việt Nam đến thăm quan vườn sâm Lai Châu tại bản Sin Chải, xã Giang Ma, huyện Tam Đường. Chuyến đi có sự tham gia của Hoa hậu Việt Nam 2018 Trần Tiểu Vy; Hoa hậu Việt Nam 2022 Huỳnh Thanh Thủy; Hoa hậu Liên lục địa 2022 Lê Nguyễn Bảo Ngọc; Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 Đoàn Thiên Ân; Á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam 2020 Ngọc Thảo,; Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2022 Trịnh Thùy Linh; Á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam 2022 Ngọc Hằng; Người đẹp Nhân ái Hoa hậu Việt Nam 2022 Nguyễn Ngọc Mai; Hoa khôi Cần Thơ Huỳnh Thúy Vi.

Tại chuyến đi này, các Hoa hậu, Á hậu đã được giới thiệu về giới thiệu về nguồn gốc, tác dụng chữa bệnh, giá trị kinh tế của vị trí của của cây sâm Lai Châu trên thị trường dược liệu. Cây sâm Lai Châu có liên hệ gần gũi với sâm Ngọc Linh nổi tiếng, được các nhà khoa học phát hiện ra vào 14 năm trước tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Các Hoa hậu, Á hậu Việt được người dân xã Giang Ma, huyện Tam Đường nhiệt tình chào đón

Sâm Lai Châu có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, có tác dụng gần giống với tác dụng của nhân sâm. Hàm lượng Saponin trong sâm Lai Châu thu ngoài tự nhiên trung bình khoảng 23% - 27%, hàm lượng saponin toàn phần tăng dần theo số năm tuổi, đặc biệt hàm lượng MR2 chiếm 4 - 6%. Nhờ chứa nhiều Saponin và các nguyên tố vi lượng, khoáng chất, sâm Lai Châu có tác dụng rất tốt trong tăng cường sức khỏe, phục hồi thể lực, bồi bổ cơ thể, kháng viêm, chống viêm, giảm stress, chống trầm cảm, tăng cường chức năng sinh lý, chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư... Ngoài củ sâm, tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng làm thuốc chữa bệnh.

Các Hoa hậu, Á hậu và người đẹp nghe giới thiệu về cây sâm Lai Châu

         Bản Sin Chải, xã Giang Ma, huyện Tam Đường có độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển, kế bên núi Đá Trắng cao nhất huyện Tam Đường. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp, đây là một trong bốn địa điểm ươm trồng sâm cho thấy tiềm năng rõ rệt tại Lai Châu. Hiện tại, bản có khu vực vườn ươm cây giống khoảng 3.000 mét vuông, áp dụng kỹ thuật mới, hiện đại nhất trong tỉnh.

Các hoa hậu, á hậu Việt thưởng thức trà sâm Lai Châu.

         Một cây sâm mất khoảng 5 năm mới có hạt, nhân ra cây giống mới. các hạt giống sâm được gieo trong các khay nhựa, một khay 100 hạt, khi cây lớn, khỏe mạnh sẽ được mang ra trồng ngoài tự nhiên. Nghiên cứu cho thấy mô hình ươm đang được áp dụng ở đây mang lại tỷ lệ sinh trưởng đến 90-95%, có thể mang lại năng suất gấp 3 lần so với địa phương khác. Với những tiềm năng lớn như vậy, Lai Châu cũng ban hành tiêu chuẩn để sâm Lai Châu đạt được sản lượng nhưng vẫn giữ được chất lượng, giúp sâm Lai Châu trở thành thương hiệu, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển, xóa đói giảm nghèo cho người dân.         

 

Các hoa hậu. Á hậu Việt thăm quan, tìm hiểu kỹ thuật ươm giống sâm Lai Châu
Các người đẹp giao lưu chụp ảnh cùng bà con xã Giang Ma, huyện Tam Đường.

 

Vàng Ly

 

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thăm dò ý kiến
làm sao để có một bức ảnh đẹp
Thống kê truy cập
Hôm nay : 10
Hôm qua : 189