Đó là những gì mà người dân và du khách cảm nhận được khi đến với những lễ hội đầu năm ở Lai Châu, để cùng hoà mình vào những trò chơi dân gian truyền thống, những bài hát dân ca, những điệu múa cổ làm ngất ngay lòng người.

     Đứng nhìn các cô gái dân tộc Si La múa những điệu múa truyền thống của dân tộc trong lễ hội “Plạ khớ thú” của dân tộc Si La, bà Hù Cố Xuân (xã Can Hồ, huyện Mường Tè) một người am hiểu về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Si La chia sẻ: “Những điệu múa truyền thống gắn với các công cụ lao động sản xuất hàng ngày, hay trang phục như: khăn, quạt, sàng... là một trong những nét riêng không thể thiếu được đối với các điệu múa của dân tộc Si La chúng tôi trong các dịp lễ, tết, hội và những ngày vui của bản mường. Đối với lễ hội “Pờ lạ khớ thú” này thì bản Sì Thâu Chải chúng tôi tổ chức theo định kỳ hàng năm, tất cả các hộ gia đình tùy theo điều kiện thực tế sẽ đóng góp lễ vật dâng cúng, cũng như tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống để bà con trong bản, trong xã và các vùng lân cận cùng đến chung vui”.

Các cô gái Si La tươi cười uyển chuyển với điệu múa truyền thống của dân tộc trong lễ cúng bản “Plạ khớ thú”.

     Để có được những kết quả đó thì trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và của tỉnh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các phòng, đơn vị sự nghiệp, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện thành, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp, hướng dẫn và nghiêm túc thực hiện việc quản lý và tổ chức lễ hội theo đúng quy định của pháp luật, trên tinh thần thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục và các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi tộc người. Cùng với đó là đẩy mạnh công tác thống kê, khảo sát các lễ hội dân gian trên địa bàn tỉnh như: khảo sát và sưu tầm hiện vật, khảo sát lập hồ sơ di tích, kiểm kê lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể… đồng thời xây dựng ngân hàng dữ liệu văn hoá phi vật thể thông qua các hình thức như: ghi chép, khảo tả, quay phim, chụp ảnh tư liệu, từ đó từng bước chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về hình thức, quy mô tổ chức của từng lễ hội làm sao cho phù hợp với từng vùng và từng dân tộc.

     Bên cạnh đó Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố còn thường xuyên cử cán bộ chuyên môn xuống cơ sở phối hợp thực hiện từ khâu lập kế hoạch, đảm bảo cơ sở vật chất, đón tiếp đại biểu, công tác bảo vệ, hậu cần... nhờ đó, các lễ hội diễn ra thường niên như: lễ hội Đền Lê Lợi; lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông; lễ hội Then Kin Pang của dân tộc Thái, lễ hội Tú Tỷ của dân tộc Giấy... được tổ chức bài bản, mang lại không khí vui tươi, phấn khởi, đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân và thu hút đông đảo du khách thập phương đến dự. “Sau lễ hội, Ban tổ chức cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, do đó công tác tổ chức, quản lý không chỉ các lễ hội được tổ chức ở quy mô cấp huyện mà cả cấp xã, bản trên địa bàn huyện chúng tôi ngày càng, hiệu quả và chuyên nghiệp hơn”. Anh Đèo Văn Dương, Trưởng Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Phong Thổ chia sẻ.

     Bằng những cách làm thiết thực hiệu quả ấy nên các lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh Lai Châu thời gian qua không để xảy ra tình trạng chèo kéo khách, cờ bạc, dịch vụ đổi tiền lẻ, buôn bán sách bói toán, mà thay vào đó các làn điệu dân ca, dân vũ, những món ẩm thực, hay sản phẩm thủ công truyền thống được bảo tồn, phát huy. Qua thống kê cho thấy, tỉnh Lai Châu hiện có khoảng 50 lễ hội của các tộc người với quy mô lớn, nhỏ khác nhau, diễn ra ở khắp các địa phương. Trong số đó có 40 lễ hội vẫn được các cộng đồng dân cư bảo tồn và phát huy, tạo nên 659 lễ hội dân gian, trong đó có 612 lễ hội dân gian được tổ chức thường niên (chiếm 93%). Một số tộc người còn bảo tồn và duy trì thường niên nhiều lễ hội dân gian như: dân tộc Thái có 308 lễ hội (chiếm 46,74%); dân tộc Dao có 159 lễ hội (chiếm 24,13%); dân tộc Hà Nhì có 98 lễ hội (chiếm 14,87%). Các lễ hội này đều phát huy nguồn lực của cả cộng đồng, thông qua việc hàng năm các hộ gia đình trong bản đóng góp kinh phí, lương thực, thực phẩm để tổ chức lễ hội. Hầu hết các lễ hội tập trung diễn ra vào mùa xuân hoặc cuối hè, tức tháng 6 âm lịch. Mỗi lễ hội chỉ được tổ chức từ 1 đến 3 ngày vào thời điểm nông nhàn, do đó các lễ hội này không tốn kém kinh phí, thời gian, rất phù hợp với công việc lao động sản xuất của bà con.

 

     Không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc, tăng cường tình đoàn kết giữa các cộng đồng, tộc người mà thông qua việc tổ chức và duy trì các lễ hội đã thiết thực góp phần chống lại các tôn giáo ngoại lai làm mất bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ chính vì điều này mà nhiều người dân và du khách từng ví các lễ hội truyền thống ở Lai Châu chính là nơi hội tụ và lưu truyền bản sắc văn hoá các dân tộc.

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thăm dò ý kiến
làm sao để có một bức ảnh đẹp
Thống kê truy cập
Hôm nay : 151
Hôm qua : 225