Đó là một trong những nội dung cốt lõi, xuyên suốt trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác gia đình nói chung cũng như công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, gìn giữ nền nếp gia phong của mỗi gia đình đồng bào các dân tộc Lai Châu thời gian qua.

     Xuất phát từ những bất cập liên quan đến gia đình như: tình trạng tảo hôn, ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp, mai một. Sự xung đột giữa các thế hệ về lối sống và việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, rượu chè bê tha, mại dâm và nạn dịch HIV/AIDS đang thâm nhập vào các gia đình. Bạo hành trong gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển...

     Với những bất cập hạn chế nêu trên và để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong công tác lãnh, chỉ đạo nhằm phát huy những giá trị truyền thống trong thời kỳ hội nhập, thời gian qua tỉnh Lai Châu đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hoá những chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương như: Quyết định số 371/QĐ-UBND ngày 21/4/2015 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Kế hoạch số 1826/KH-UBND ngày 02/12/2015 về thực hiện Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mỗi quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu... cùng với đó thì UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, ban, ngành có liên quan đã cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của tỉnh thông qua các kế hoạch, chương trình, đề án cụ thể nhằm đảm bảo phù hợp với từng đại bàn, từng vùng đồng bào dân tộc; các cơ quan thông tấn, báo chí như: Báo Lai Châu, Đài phát thanh truyền hình, Hội Văn học Nghệ thuật... đã tăng cường tuyên truyền phản ánh nhiều tấm gương người tốt việc tốt, những gia đình văn hóa, gia đình truyền thống tiêu biểu để kịp thời biểu dương và nhân rộng; đặc biệt các ngành các cấp thường xuyên đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền đến với từng người dân, hộ gia đình bằng nhiều hình thức và tổ chức các cuộc thi về chủ đề gia đình từ cơ sở lên tỉnh để thu hút mọi tầng lớp nhân dân và toàn xã hội cùng tham gia.

Khi chúng tôi đứng ngoài và được nghe toàn bộ buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững bản Huổi Phặc xã Khổng Lào (Phong Thổ) chúng tôi đã phần nào cảm nhận được sự sôi nôi, với những nội dung sinh hoạt gắn liền với cuộc sống của người dân, bởi buổi sinh hoạt hôm đó với chủ đề “Giáo dục trong gia đình” do Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lò Thị Vọn trình bầy trước với những vấn đề gợi mở để các thành viên trao đổi như: giáo dục văn hóa trong gia đình, giáo dục thể lực, giáo dục trí tuệ, hay giáo dục sức khỏe sinh sản. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất với chúng tôi đó là một câu hỏi của thành viên Câu lạc bộ để mọi người cùng thảo luận: “ngày trước khi cuộc sống còn khó khăn, trai gái ít được tự do tìm hiểu mà chủ yếu là do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, thậm trí khi cưới mới biết mặt chú rể, những sống vẫn hạnh phúc đến đầu bạc răng long, còn ngày nay thanh niên được tự do tìm hiểu, thậm trí yêu nhau đến 5 hoặc 6 năm nhưng cưới nhau chưa đầy một năm thì đã ly hôn”. Kết thúc câu hỏi mở đó có rất nhiều ý kiến trao đổi nhưng đều hội tụ ở điểm chung là ngày nay Đảng và Nhà nước có rất nhiều chủ trương, chính sách pháp luật đối với gia đình nhưng nền nếp gia phong và những giá trị truyền thống đang dần bị mai một, phải chăng vì vậy mà ngày nay những gia đình chung sống 4 đến 5 thế hệ ngày càng giảm.

     Do nắm bắt được tình hình thực tiễn trên nên thời gian qua trong quá trình triển khai xây dựng và tổ chức tập huấn các kỹ năng tổ chức hoạt động và các chuyên đề sinh hoạt của các Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững, mô hình tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống, các giảng viên thường tập trung vào những vấn đề trọng yếu như: kỹ năng ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, kỹ năng ứng xử giữa mẹ chồng nàng dâu, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình... vì vậy luôn thu hút được các thành viên nhiệt tình tham gia sinh hoạt. Thực tế cho thấy ở đâu có các mô hình, câu lạc bộ về gia đình được triển khai hoạt động hiệu quả thì ở đó tình trạng bạo lực gia đình gần như không còn xảy ra, nền nếp gia phong trong nếp sống, sinh hoạt thường ngày của mỗi gia đình được quan tâm gìn giữ. Chị Nông Thị Vọng, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Lai Châu chia sẻ: “nhiều bậc phụ huynh không tiếc tiền cho con đi học những lớp kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử... nhưng khi ngồi vào ăn cơm không dạy con mời cơm người lớn, hay đi hỏi, về chào, lễ phép với người trên, biết xin lỗi khi làm sai việc gì đó, hoặc giúp bố mẹ những công việc nhỏ trong gia đình như: rửa bát, quét nhà, gấp chăn khi ngủ dậy... thì bị lãng quên và cho rằng rồi lớn khác biết hoặc các em còn bé, để bố mẹ làm cho nhanh, những trên thực tế đó chính là những kỹ năng sống bổ ích của gia đình truyền thống mà ông bà bố mẹ phải có trách nhiệm truyền lại cho con trẻ”.

Cán bộ văn hóa xã Mường Kim (Than Uyên) tuyên truyền xây dựng gia đình hạnh phúc đến người dân bản Chiềng 3.

     Với 261 Nhóm phòng chống bạo lực gia đình; 272 Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; 378 câu lạc bộ: “Xây dựng gia đình hạnh phúc', “Gia đình không sinh con thứ ba”, “Kết nối mẹ con”... chính là những địa chỉ đỏ trong việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống gia đình, cũng như tiếp nối những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, bởi những giá trị văn hóa truyền thống gia đình, không tách rời hoặc biệt lập với văn hóa truyền thống chung của dân tộc, mà đó là sự kế thừa, nằm trong dòng chảy liên tục của văn hóa truyền thống dân tộc.

     Bằng những cách làm sát thực, hiệu quả, phù hợp với bản sắc văn hóa của mỗi tộc người nên các Gia đình các dân tộc Lai Châu đã thể hiện vai trò đặc biệt  trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trên ba bình diện: là nơi tiếp nhận, giữ gìn và giáo dục truyền tải phát huy các giá trị truyền thống cho các thế hệ kế tiếp trong thời kỳ hội nhập. 

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thăm dò ý kiến
làm sao để có một bức ảnh đẹp
Thống kê truy cập
Hôm nay : 149
Hôm qua : 267